Mục lục
-Xe cứu hỏa hay xe chữa cháy là một loại xe chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy. Mục đích chính của xe cứu hỏa bao gồm vận chuyển lính cứu hỏa đến một sự cố cũng như mang theo thiết bị cho các hoạt động cứu hỏa và cứu hộ cứu nạn. Một số xe cứu hỏa có chức năng chuyên dụng, như dập tắt đám cháy và cứu hộ cứu nạn.
-Nhiều xe cứu hỏa dựa trên khung gầm xe thương mại được nâng cấp và tùy chỉnh thêm cho các yêu cầu chữa cháy. Chúng thường được trang bị còi báo động và đèn chiếu sáng cho xe dùng trong trường hợp khẩn cấp, cũng như các thiết bị liên lạc như radio hai chiều và công nghệ thông tin liên lạc.
📜 LỊCH SỬ RA ĐỜI
- Hàng trăm năm qua, dù được thiết kế thô sơ hay hiện đại, vận hành bằng tay, hơi nước hay động cơ và mới nhất đây là loại xe điện, xe chữa cháy vẫn luôn là “chiến hữu” đáng tin cậy của những người lính chữa cháy trong rất nhiều cuộc chiến chống lại “giặc lửa” với bao vất vả và gian truân.
-Thập kỷ 1700 đánh dấu thời điểm ra đời chính thức của xe chữa cháy khi chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại châu Âu và Mỹ. Xe chữa cháy thời kỳ đầu thực chất chỉ là hệ thống bơm nước đặt trên một cỗ xe với nhiệm vụ hỗ trợ lính chữa cháy.
-Đến giữa thập niên 1800, mọi người phải trả tiền khi gọi chữa cháy, nhờ đó ngựa được sử dụng nhiều hơn để kéo xe chữa cháy thay cho người. Tuy cải thiện được thời gian phản ứng của Đội Chữa cháy nhưng điều này vẫn chưa thể giải quyết vấn đề vận chuyển các trang thiết bị đến nơi xảy ra hỏa hoạn. Mọi người thường chạy đến đám cháy và sẵn sàng hành động dù xe chữa cháy đã có mặt. Về sau, sự hiện diện của bậc lên xuống đã giúp giải quyết ổn thỏa vướng mắc này.
-Quá trình phát triển không ngừng của công nghệ chữa cháy đã khiến vai trò của những chú ngựa dần bị lu mờ. Chúng trở nên vô dụng khi trọng lượng của xe chữa cháy ngày càng tăng. Thông thường, sau khoảng 0,8km, tốc độ kéo của ngựa sẽ giảm rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu về một loại phương tiện kéo mới.

Hình 1.1 xe chữa cháy ngựa kéo
-Xe chữa cháy tự đẩy chạy bằng hơi nước đầu tiên xuất hiện tại New York, Mỹ vào năm 1841. Thật lạ lùng bởi loại xe này không được lính chữa cháy ưa chuộng lắm. Họ cho rằng cơ chế tự đẩy của loại xe mới rất nguy hiểm và không đáng tin cậy. Phải 10 năm sau, xe chữa cháy chạy bằng hơi nước mới được sử dụng rộng rãi.

Hình 1.2 Xe chữa cháy hơi nước
-Tuy nhiên, “đế chế” xe chữa cháy chạy bằng hơi nước chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Đến năm 1910, xe chữa cháy gắn động cơ ra đời đã “soán ngôi” của “đàn anh” chạy bằng hơi nước. Xe chữa cháy ngựa kéo hoặc hơi nước bắt đầu “lột xác” thành xe chữa cháy gắn động cơ. Năm 1913, Ahrens-Fox tại Cincinnati nổi lên như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cải tiến xe chữa cháy đời cũ thành loại có gắn động cơ. Từ năm 1911, hãng Mack Trucks bắt đầu sản xuất xe chữa cháy và dần dần gây dựng được thương hiệu.
Đầu những năm 1930, kích thước các tòa nhà tăng lên đã đặt ra nhu cầu về một thiết bị giúp lính chữa cháy trèo lên những tầng ở trên cao. Những năm cuối thế kỷ 19 đã chứng kiến sự cải tiến của thang khi chúng được gắn trực tiếp vào xe chữa cháy. Nhờ sự phát triển của thang quay, lính chữa cháy có thể leo lên độ cao 46m.
-Sau thế chiến thứ hai, xe chữa cháy được trang bị thêm thang nâng điện. Thực chất, đây là một khoang chứa được gắn chặt vào cần nâng đặt trên xe. Nhờ thang nâng điện, những người lính chữa cháy có thể điều chỉnh vị trí của cần nâng tới bất kỳ ngóc ngách nào của tòa nhà.

Hình 1.3 Xe chữa cháy hiện đại
-Thập niên 1960 là giai đoạn xuất hiện của xe chữa cháy hiện đại với bơm nước cải tiến, thang và thang nâng điện. Một trong những bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử ngành chữa cháy chính là sự ra đời của ghế ngồi cho Đội Chữa cháy.
-Xe chữa cháy hiện đại được thiết kế chuyên biệt, bởi vậy chúng có thể được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp. Nhìn chung, xe chữa cháy có thể được chia thành 3 loại chính: xe bơm, xe thang và xe chuyên dụng.
🚒 CẤU TẠO XE CỨU HỎA
Xe cứu hỏa được cấu tạo 2 thành phần chính : phần nền xe và bộ phận chuyên dụng.
🚚 Phần nền xe
Phần nền xe là phần để chuyên chở và phần di chuyển của xe cứu hỏa hiện nay. Phần này thường được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Phần nền xe bao gồm có cabin lái và cabin của lính cứu hỏa ngồi trong đó.
🛠️ Bộ phận chuyên dụng
- Bồn chứa nước: Bồn chứa nước này to hay nhỏ đều phụ thuộc vào phần nền xe của khách hàng lựa chọn. Nếu khách hàng lựa chọn nền xe to, khỏe và chở được nhiều thì bồn chứa nước to hơn và ngược lại nền xe nhỏ thì bồn chứa nước nhỏ.
- Bồn chứa nước thường được chia làm 2 ngăn: 1 ngăn chứa nước và 1 ngăn chứa bột kích thước của 2 bồn này khác nhau. Vật liệu làm bồn thường làm bằng thép không gỉ, chịu được va đập. Trong bồn chứa nước thường được lắp các vách ngăn để ngăn dòng nước theo chiều dọc và chiều ngang gây rối dòng nước trong quá trình bơm cao áp sử dụng tiếp nước.
- Các thùng phụ 📦: để chứa các dụng cụ cần thiết như: Kìm, búa, bình chữa cháy nhỏ, vòi phun, lăng phun, dụng cụ cứu hộ, để mũ, đồ bảo hộ, dung dịch chữa cháy,…
- Cụm lăng giá 🎯: Cụm lăng giá có hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào dạng nước hoặc dạng bọt.
- Đèn chiếu sáng, đèn quay, còi hú báo động 🚨💡
- Cụm bơm chữa cháy ⚙️: Là loại bơm ly tâm 2 cấp áp lực cao và áp lực thấp. Tác dụng của bơm là hút nước vào trong bồn, hút nước lên để chữa cháy, hút foam để chữa cháy.
- Bơm chữa cháy có thể hoạt động được là do công suất trích từ động cơ xe thông qua hộp số và dẫn động đến bơm bằng Cardant.
- Bơm của xe chữa cháy có thể tháo rời và di chuyển đến cần chỗ đám cháy nhất để lấy nước và bơm trực tiếp nước vào đám cháy.
- Tang quấn ống cao áp 🔄💧: Hình dạng tròn dùng để cuốn ống sau khi đã làm xong nhiệm vụ hoặc thả ống ra khi cần chữa cháy.
- Ống hút nước 🚰.
- Các cuộn vòi, đầu nối và lăng phun 🔩🚿.
Tất cả những bộ phận trên đều hỗ trợ và tác dụng phụ trợ nhau để quá trình chữa cháy diễn ra tốt nhất và nhanh dập lửa nhất.

Hình 1.4 Tổng quan xe cứu hỏa
💧 Bồn chứa nước xe cứu hỏa

Ghi chú:
- Ống nước từ bơm về bồn
- Ống nước từ bơm lên lăng giá
- Ống nước từ bồn ra bơm
- Ống ra thước báo mức nước bồn
- Gối sau bồn
- Gối trước bồn
-Bồn chứa thông thường có 2 ngăn: ngăn chứa nước và ngăn chứa bọt. Tùy theo loại xe chữa cháy mà thể tích của các ngăn này khác nhau. Vật liệu chế tạo bồn là thép không rỉ. Bên trong bồn có lắp đặt cách vách ngăn để chống dao động của nước theo chiều dọc và chiều ngang (ngăn ngừa dòng chảy rối do tiếp nước cao áp). Ngoài bồn có lắp thước đo mực nước và mức bọt.
-Bồn được gắn với khung xe bằng 3 gối đỡ, cho phép bồn dao động tương đối với khung xe nhằm tránh vặn xoắn khung xe.
💦 Vòi phun nước
Vòi phun có tên gọi khác là lăng (lance). Có hai loại vòi phun, đó là lăng tay và lăng gía. Lăng tay được gắn vào đầu ống nước và phun nước vào đám cháy cầm tay và điều chỉnh bằng tay.
Vòi phun lăng giá được lắp cố định trên thân xe, nó có tính động cơ cao vì nó có chức năng quay theo vị trí mà ta mong muốn.

Hình 1.6 kết cấu lăng giá
Chú thích :
- thân lăng giá.
- Đầu nối động.
- Đệm.
- Gui dong.
- Đai kẹp .
- Đầu nối
- Chốt .
- ống thông .
- vành làm kính.
- Vỏ ống.
- vòi phun tia
- Đầu nối côn.
- Miệng phun.
- vòi phun.
- tay cầm
⚙️ Bơm nước chữa cháy

Hình 1.7. Bơm nước chữa cháy
Bơm chữa cháy là loại bơm chuyên dụng ly tâm hai cấp áp lực: áp thấp và áp cao. Mồi hút nước bằng bơm chân không loại piston liên kết đồng bộ với nguồn bơm chính.
Bơm được vận hành bằng công suất trích từ động cơ xe thông qua hộp số và dẫn động đến bơm bằng Cardant. Bơm chữa cháy phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận thí nghiệm…
Các chức năng chính của bơm chữa cháy:
- Hút nước lên bồn
- Hút nước và phun chữa cháy
- Hút nước trong bồn để phun chữa cháy
- Hút bọt trong bồn bọt để phun chữa cháy
🧰 Các thiết bị khác trên xe cứu hỏa
Cuộn vòi, Lăng phun, bình chữa cháy xách tay, bình trợ thở SCBA, Tang rulo, đầu tiếp nước
📋 Phân loại xe cứu hỏa
💨 Xe cứu hỏa có vòi phun
Xe cứu hỏa có vòi phun là dòng xe được sử dụng phổ biến hiện nay. Với vòi phụ trên xe và các đường ống được lắp thêm ở phía đuôi xe cùng với vòi phun phía trên nóc xe giúp quá trình dập đám cháy nhanh hơn và tốt hơn.

🪜 Xe cứu hỏa có thang
Xe cứu hỏa có thang dài thường được sử dụng để phục vụ cứu người gặp nạn trong đám cháy là chủ yếu. Dòng xe này được thiết kế không có thùng chứa nước, chỉ có thang và giỏ nâng người để đưa người và lính cứu hỏa lên trên những tòa nhà cao tầng hoặc trên chỗ cao để dập lửa.
Xe cứu hỏa thang dài có chiều cao lên đến 70m, hiện tại ở Việt Nam có dòng xe cứu hỏa thang có chiều cao là 62m tương đương với tòa nhà 20 tầng hiện nay.

🚇 Xe chữa cháy có hai cabin (trong đường hầm)

Xe chữa cháy 2 cabin hay còn gọi là xe chữa cháy 2 đầu thường dùng để cứu hỏa trong đường hầm. Mục đích của 2 cabin khác nhau. 1 cabin dùng để lái, 1 cabin dùng để hấp thu nhiệt, lọc không khí, hạn chế không khí lưu thông vào đám cháy làm đám cháy to hơn.
Xe cứu hỏa hai đầu là phương tiện cứu hỏa và dập lửa chuyên dụng trong đường hầm hiện nay.
🛵 Xe cứu hỏa mini (dung tích < 5 khối)

Dòng xe này thường được dùng để dập các đám cháy trong khu vực đông dân, nơi đường xá nhỏ hẹp. Những dòng xe này thường được sử dụng phổ biến ở các thành phố đông đúc khu dân cư.
🚛 Xe cứu hỏa lớn (từ 5-10 khối)
Những dòng xe lớn thường được dùng cho sân bay, khu công nghiệp những khu vực rộng lớn cần xe lớn để dập lửa.
🌊➡️🔥 Nguyên lý hoạt động dòng nước trên xe cứu hỏa

Hình 1.11 sơ đồ nguyên lý hoạt động dòng nước trên xe cứu hỏa
-Khi hoạt động, bơm nước (01) sẽ lấy nước từ bồn chứa nước (02) hoặc từ các nguồn bên ngoài. Nước được pha loãng chất tạo bọt (từ bồn chứa Foam) và chất khí chữa cháy (CO2 hoặc N2) từ hệ thống điều khiển khí nén (04) qua các vòi hóa hơi sẽ lập tức chuyển thành sương, nhanh chóng hạ thấp nhiệt độ, đồng thời làm loãng oxy để giảm phản ứng cháy. Chất tạo bọt và khí CO2, N2 tạo thành lớp màng che kín bề mặt để gây ngạt, làm ướt, làm lạnh bề mặt, làm ngừng cả sự cháy và bắt cháy.
-Khi chữa cháy lính cứu hỏa phải xác định được gốc của đám cháy từ có phun trực tiếp nước hoặc bọt vào gốc của đám cháy thì đám cháy mới nhanh được dập. Bằng mọi cách tiếp cận được gốc của đám cháy mới dập được đám cháy nhanh nhất.
Nếu bạn có nhu cầu mua xe cứu hỏa hãy liên hệ với chúng tôi. Minh Hải Auto là công ty cung cấp các loại xe chuyên dụng giá rẻ tại Việt Nam.
MINH HẢI AUTO - Nhà Phân Phối Uy Tín tại Việt Nam

- 📍 Hà Nội: số 40 đường Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- 📍 HCM: Số 138/7 đường An Phú Đông 03, Quận 12, Tp.HCM
- 📧 Email: xuanhien7173@gmail.com
- 📠 Fax : 0243 657 3666
- 📞 Hotline: 033.204.6292